Thành lập hộ kinh doanh dạy thêm
Theo quy định của Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/2/2025 quy định về việc dạy thêm và học thêm ở các cấp học. Theo đó, nội dung được chú trọng nhất hiện nay là việc dạy thêm ngoài nhà trường phải thành lập đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.
Về Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định cụ thể các trường hợp KHÔNG ĐƯỢC DẠY THÊM, TỔ CHỨC DẠY THÊM gồm có các trường hợp sau:
1-KHÔNG tổ chức dạy thêm với học sinh tiểu học. Trừ trường hợp: Bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;
2-Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường KHÔNG được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó được được nhà trường phân công;
3-Giáo viên các trường công lập KHÔNG được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể được tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Như vậy, giáo viên tại các trường công lập có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường thông qua hình thức ký Hợp đồng giảng dạy với các trung tâm, tổ chức có chức năng gia sư, dạy thêm, trung tâm đào tạo được cấp phép theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để thành lập Hộ kinh doanh cá thể hoặc Công ty giáo dục theo quy định của Luật doanh nghiệp thì các giáo viên không được phép đứng đại diện làm quản lý, điều hành mà chỉ được tham gia ký kết Hợp đồng hợp tác, Hợp đồng giảng dạy với những cơ sở giáo dục được cấp phép theo quy định. Vậy hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm cần chuẩn bị những thủ tục như sau:
Danh mục tài liệu cần chuẩn bị để thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm
1-Tài liệu: Hợp đồng thuê địa điểm/Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp địa điểm-Bản công chứng hoặc bản gốc để đối chiếu khi cơ quan chức năng kiểm tra;
2-Căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh: Chủ hộ kinh doanh là người chưa thành lập bất kỳ hộ kinh doanh cá thể nào và đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành;
3-Giấy đề nghị thành lập Hộ kinh doanh theo mẫu: Để hoàn thiện Giấy đề nghị đăng ký thành lập Hộ kinh doanh-Chủ hộ cần tiến hành kê khai các thông tin như sau: Tên Hộ kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại, Email, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
4-Các tài liệu liên quan tới hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm (nếu có);
5-Bản công chứng thẻ căn cước công dân của người đứng đầu;
Ngành nghề kinh doanh dạy thêm, gia sư là mã ngành nào
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn kèm theo. Mã ngành lựa chọn cho hoạt động dạy thêm, học thêm được chi tiết tại Ngành nghề: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu có Mã ngành: 8559 và chi tiết ngành nghề này là: Dạy kèm, gia sư.
Như vậy sau khi hoàn thiện các thông tin và ngành nghề theo đúng mục đích yêu cầu chủ hộ tiến hành nộp hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm tại Phòng kinh tế Quận/Huyện nơi có trụ sở để được cấp Giấy chứng nhận Hộ kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.
Tư vấn Luật Đông Á tư vấn trọn gói thủ tục thành lập Hộ kinh doanh dạy thêm với chi phí trọn gói và thời gian nhanh nhất. Quý khách cần hỗ trợ thủ tục liên hệ ngay tới chúng tôi để được hỗ trợ ngay hôm nay.
TƯ VẤN LUẬT-ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015-0911380330
Website: //luatdonga.com/; http://luatdonga.vn/