Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Nhằm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm cần phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho cơ sở của mình theo quy định hiện hành.
Những trường hợp phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn được gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Cơ sở sản xuất thực phẩm;
Cơ sở kinh doanh thực phẩm;
8 trường hợp KHÔNG phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 1-Cơ sở sản xuất ban đầu, sản xuất nhỏ lẻ;
2-Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng không có địa điểm cố định;
3-Cơ sở thực hiện việc sơ chế ban đầu nhỏ lẻ;
4-Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
5-Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
6-Cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
7-Những cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố-nhưng cần tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm;
8-Những cơ sở đã xin cấp chứng nhận ISO 22000:2018, chứng nhận HACCP, chứng nhận IFS, chứng nhận BRC hoặc chứng nhận FSSC 22000, các chứng nhận tương đương các chứng nhận đã nêu và còn giá trị hiệu lực pháp lý;
Điều kiện xin cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1-ĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy phép đầu tư phải có ngành nghề, mã ngành sản xuất-kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư tại Việt Nam;
2-Điều kiện cơ sở vật chất: Nhà máy/ xưởng sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, dễ lau chùi, dọn rửa tuân thủ theo quy tắc 1 chiều;
3-Điều kiện về nguyên liệu đầu vào: Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng cần truy xuất rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, nguyên liệu dùng trong chế biên thực phẩm đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có hợp đồng mua bán, có hồ sơ công bố, phiếu kiểm nghiệm còn thời hạn hiệu lực theo quy định;
4-Điều kiện về nhân sự: Nhân sự trực tiếp phụ trách sản xuất, kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm bao gói sẵn cần có hồ sơ khám sức khỏe định kỳ-không mắc/ nhiễm các bệnh truyền nhiễm theo quy định; Nhân sự phụ trách cần có chuyên môn được tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, có hiểu biết và trình độ trong lĩnh vực phục trách;
5-Điều kiện về hồ sơ công bố: Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bao gói sẵn cần hoàn thiện hồ sơ tự công bố sản phẩm song song với quá trình hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận ISO 22000:2018/ chứng nhận HACCP;
Hồ sơ xin cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1-Đơn đề nghị-Khách hàng cần ký và đóng dấu theo hướng dẫn của đơn vị tư vấn;
2-ĐKKD/ Giấy phép hoạt động: Bản sao công chứng còn thời hạn 6 tháng;
3-Bản thuyết minh cơ sở-Khách hàng cần ký và đóng dấu theo hướng dẫn của đơn vị tư vấn;
4-Giấy khám sức khỏe của nhân sự còn hiệu lực và khám tại cơ sở được thừa nhận;
5-Các tài liệu liên quan khác nếu có;
Quy trình nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay tuân thủ qua 3 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phụ trách lĩnh vực do cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng phạm vi sản xuất kinh doanh gồm có các cơ quan như sau: Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm-trực thuộc Sở Y tế tỉnh/thành phố nơi tổ chức có sản xuất, kinh doanh; Sở Công thương tỉnh/thành phố; Chi cục nông lâm thủy hải sản tỉnh/thành phố-trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh/thành phố; Phòng kinh tế quận/huyện-áp dụng trường hợp cơ sở kinh doanh là Hộ kinh doanh nhỏ lẻ;
Bước 2: Nộp lệ phí, nhận giấy tiếp nhận và chờ kết quả từ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo hồ sơ hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi/ bổ sung theo quy định hiện hành.
Những lưu ý doanh nghiệp cần biết khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Doanh nghiệp/tổ chức có thể xin cấp chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc chứng nhận HACCP thay thế hoàn toàn cho giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo quá trình kinh doanh và thời gian hoàn thiện nhanh hơn;
Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở, nhân sự… theo quy định;
Tiếp đón đoàn thẩm định sau khi đã nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Diễn tả quy trình sản xuất sản phẩm, thuyết trình về nhà xưởng, xuất trình các hồ sơ, tài liệu liên quan theo yêu cầu thực tế…;
Chứng nhận ISO 22000:2018, chứng nhận HACCP thay thế giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay nhằm đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm hội nhập quốc tế, doanh nghiệp và tổ chức trong nước hướng tới việc hoàn thiện hồ sơ năng lực sản xuất để cấp chứng nhận ISO 22000:2018 hoặc chứng nhận HACCP có hiệu lực trên toàn cầu, gắn dấu IAF để nâng cao năng lực cạnh tranh. Tư vấn Luật Đông Á tư vấn trọn gói thủ tục xin cấp chứng nhận ISO 22000 trọn gói và nhanh nhất.
Hãy liên hệ tới tư vấn Luật Đông Á để được hỗ trợ và tư vấn về thủ tục xin cấp chứng nhận ISO 22000, chứng nhận HACCP, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định chuyên nghiệp, trọn gói và nhanh chóng tới các doanh nghiệp, tổ chức trên cả nước.
TƯ VẤN LUẬT- ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015 -0911380330
Email: luatsudonga15@gmail.com; tuvanluatdonga.68@gmail.com