Thành lập Quỹ xã hội, Quỹ Từ thiện tại Việt Nam
[Luật Đông Á] Sự phát triển của các nền kinh tế sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập các quỹ xã hội, quỹ từ thiện ngày càng lớn. Vậy điều kiện thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện ở Việt Nam được quy định hiện nay ra sao. Luật Đông Á sẽ làm rõ các vấn đề liên quan để doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu hiểu rõ hơn về vấn đề này.KHÁI NIỆM CHUNG
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta cần tìm hiểu rõ các khái niệm Quỹ, Quỹ xã hội, Quỹ từ theo theo quy định cụ thể như sau:
Quỹ: Là tổ chức phi chính phủ do cá nhân, tổ chức tự nguyện góp một phần tài sản nhất định để thành lập hoặc thành lập thông qua di chúc, hiến, tặng tài sản thành lập quỹ, có mục đích tổ chức, hoạt động, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
Quỹ xã hội: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Quỹ từ thiện: Là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Không vì mục tiêu lợi nhuận: Là lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động không để phân chia mà chỉ dùng cho các hoạt động theo điều lệ của quỹ đã được công nhận.
Tài sản: Là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
Góp tài sản: Là việc chuyển quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức sang quỹ dưới hình thức hợp đồng, hiến, tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để làm tài sản của quỹ và thực hiện các mục đích theo quy định.
ĐIỀU KIỆN VỀ NHÂN SỰ
Nhân sự để thành lập Quỹ cần phải đảm bảo tối thiểu 3 người gồm có: 1 Trưởng ban, 1 Phó trưởng ban, 1 ủy viên.
Sáng lập viên của Quỹ cần đảm bảo 5 điều kiện sau theo quy định cảu pháp luật:
Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam;
Đối với công dân: Có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích;
Đối với tổ chức: Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
Đóng góp tài sản hợp pháp thành lập quỹ theo quy định;
Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Nghị định này cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
ĐIỀU KIỆN VỀ TÀI SẢN GÓP ĐỂ THÀNH LẬP QUỸ
Mệnh giá tài sản theo quy định:
Tài sản phải được quy đổi là tiền Việt Nam Đồng, các tài sản hữu hình, vô hình như: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản khác cũng sẽ được quy đổi sang mệnh giá của Việt Nam Đồng.
Về mức vốn đăng ký thành lập quỹ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần chú ý 2 trường hợp:
Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo 4 trường hợp quy định cụ thể như sau:
1- Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 VNĐ;
2- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 VNĐ;
3- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 VNĐ;
4- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 VNĐ.
Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo 4 trường hợp cụ thể như sau:
1- Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 VNĐ;
2- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 VNĐ;
3- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 VNĐ;
4- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 VNĐ.
Thời hạn góp đóng góp: 45 ngày kể từ ngày Quỹ được cấp giấy phép.
HỒ SƠ THÀNH LẬP QUỸ
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi chuẩn bị đủ các điều kiện nói trên cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập quỹ gồm 6 loại giấy tờ/ văn bản như sau:
1- Đơn đề nghị thành lập quỹ;
2- Dự thảo điều lệ quỹ;
3- Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định;
4- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
5- Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
6- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.
DỊCH VỤ THÀNH LẬP QUỸ TẠI LUẬT ĐÔNG Á
Chúng tôi với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn, chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng về việc thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội. Khách hàng có nhu cầu liên hệ Luật Đông Á ngay hôm nay để được hỗ trợ và tư vấn:
Hotline: 0976438015 hoặc email: luatsudonga15@gmail.com
Trân trọng cảm ơn Quý khách!