Công bố sữa nhập khẩu- Công bố sữa sản xuất trong nước
Dịch vụ công bố sữa và xin giấy phép quảng cáo sữa theo quy định mới nhất
[Luật Đông Á] Các sản phẩm sữa dạng bột hoặc dạng lỏng được gọi tắt là sữa- Tuy nhiên căn cứ theo các quy định của pháp luật hiện hành thì sữa là sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung dành cho các đối tượng cụ thể. Hiện nay, các sản phẩm sữa sản xuất trong nước cũng như sữa nhập khẩu được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng rộng rãi và phát triển mạnh. Để giảm bớt các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp, cũng như cung cấp dịch vụ công bố sữa nhập khẩu, công bố sữa sản xuất trong nước nhanh chóng, Luật Đông Á gửi tới quý khách hàng, quý doanh nghiệp những thông tin liên quan đến hồ sơ công bố sữa cần thiết để lưu hành sản phẩm ra thị trường theo đúng các quy định của pháp luật.Trong bài viết về công bố sữa, công bố sữa nhập khẩu, công bố sữa sản xuất trong nước- Luật Đông Á sẽ bao gồm các phần chính như sau:
+ Làm rõ các khái niệm về sữa, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Thủ tục đăng ký công bố và lưu hành các sản phẩm nêu trên: công bố sữa nhập khẩu, công bố sữa sản xuất trong nước theo quy định của pháp luật;
+ Bán sản phẩm hợp pháp trên các kênh bán hàng trực tiếp, online hoặc trên các sàn thương mại điện tử;
+ Các thủ tục pháp lý liên quan tới việc công bố sữa nhập khẩu, công bố sữa sản xuất trong nước;
+ Dịch vụ công bố sữa trọn gói tại Luật Đông Á được cung cấp tới khách hàng và các dịch vụ pháp lý đi kèm cung cấp tới doanh nghiệp và quý đối tác trên toàn quốc;
Khái niệm
Căn cứ theo quy định của các Luật và các văn bản dưới Luật quy định chi tiết cụ thể về các sản phẩm sữa, hay nói đúng theo ngôn ngữ quy định là các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ.
+ Thực phẩm dinh dưỡng y học (tên tiếng Anh là: Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là sản phẩm sữa dạng bột, hoặc dạng lỏng dùng cho mục đích y tế hoặc ăn kiêng- Đối tượng sử dụng sản phẩm này phải được sự giám sát của nhân viên y tế và sự chỉ định của người có chuyên môn về y dược và dinh dưỡng; Sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học được dùng cho người bệnh thông qua bằng đường uống hoặc đường xông với mục đích điều chỉnh chế độ ăn uống của người bệnh. Ví dụ như sữa cho người tiểu đường, sẩn phẩm sữa dùng cho người bị bệnh đái tháo đường và rối loạn đường huyết… Các sản phẩm này với công dụng, mục đích của nó sẽ được xếp vào nhóm sản phẩm Thực phẩm dinh dưỡng y học;
+ Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (dịch sang tiếng Anh là: Food for Special Dietary Uses): Đây là các sản phẩm sữa dạng bột, dạng lỏng hoặc dạng viên được sản xuất với mục đích thích nghi cho từng đối tượng cơ thể và con người cụ thể với tình trạng bệnh lý của người có thể sử dụng sản phẩm. Một sản phẩm tiêu biểu để minh họa cho sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt đó là các sản phẩm hỗn hợp dinh dưỡng dùng để kiểm soát cân nặng nhưng vẫn duy trì thể trạng mạnh khỏe cho con người hoặc các sản phẩm hỗ trợ tăng cân cho người gầy. Hoặc các sản ohaamr dinh dưỡng – Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt dùng cho các vận động viên thể thao…;
+ Sản phẩm dinh dưỡng: Là sản phẩm được sản xuất dưới dạng bột hoặc lỏng hay còn gọi là sữa bột hoặc sữa tươi với mục địch hỗ trợ bữa ăn chính cho trẻ nhỏ. Sản phẩm dinh dưỡng phải được cấu tạo từ sữa bò, sữa động vậy khác hoặc các nguyên liệu từ động vật thực vật. Theo đó, với thành phần công thức cấu tạo của sản phẩm phải đáp ứng về dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Ví dụ là các sản phẩm sữa bột – pha loãng với nước dùng hỗ trợ (bữa ăn phụ) cho trẻ nhỏ hoặc các loại sữa tươi trẻ có thể uống trực tiếp.
Như vậy, với công thức và thành phần cấu tạo của các sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi đều có những điểm giống nhau: Công thức thành phần và đối tượng sử dụng, đường dùng được quy định chặt chẽ, khuyến cáo tới người tiêu dùng về hàm lượng dùng, cách dùng, đường dùng để có hiệu quả tốt nhất cho những đối tượng, độ tuổi và bệnh lý nhất định.
Thủ tục công bố thực phẩm dinh dưỡng y học, công bố thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt và công bố sản phẩm dinh dưỡng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng (3 nhóm sản phẩm này sau đây gọi tắt là công bố sữa nhập khẩu, công bố sữa sản xuất trong nước) phải được đăng ký công bố trước khi lưu hành sản phẩm bán ra thị trường.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, và sự mở cửa của các nền kinh tế giúp cho việc tiếp cận các nền kinh tế giữa các quốc gia được mở rộng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa nhập khẩu về Việt Nam từ các nước phát triển như: Nhật Bản , Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Nga, Úc… được ưu tiên và là sựa chọn hàng đầu của đông đảo người tiêu dùng. Chính vì nhu cầu tăng cao cùng với sự chặt chẽ và tính đúng đắn của pháp luật mà việc nhập khẩu sữa tại các doanh nghiệp làm thương mại ngày càng phát triển. Để nắm rõ được thủ tục nhập khẩu sữa về lưu hành tại Việt Nam cần chuẩn bị những tài liệu hồ sơ gì doanh nghiệp cần nắm chắc các quy định pháp luật hiện hành- Chi tiết và cụ thể như sau:
Danh mục hồ sơ tài liệu mà nhà sản xuất cần cung cấp và hồ sơ hoàn chỉnh để công bố sữa nhập khẩu gồm có:
+ Doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp tại Việt Nam có ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật về kinh doanh- xuất nhập khẩu sữa;
+ Đăng ký tạo tài khoản online trên hệ thống dịch vụ công của tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Hoặc nộp hồ sơ giấy tại cơ quan quản lý trực tiếp của doanh nghiệp là Chi cục VSATTP- Sở Y tế tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính;
+ Chuẩn bị 6 mẫu sản phẩm để thực hiện việc kiểm nghiệm/ thử nghiệm sản phẩm tại tổ chức, cơ sở có chức năng kiểm nghiệm. Hoặc nếu doanh nghiệp có bản thử nghiệm còn thời hạn trong vòng 12 tháng thì sẽ không cần thực hiện việc thử nghiệm sản phẩm lại nữa;
+ Nhà sản xuất cần cung cấp bản tem nhãn gốc của sản phẩm- Bản tem nhãn gốc này thường được thể hiện bằng ngôn ngữ của nước sở tại hoặc bằng tiếng Anh. Theo đó, doanh nghiệp muốn làm công bố sản phẩm cần phải tiến hành dịch nhãn và công chứng bản dịch nhãn sang tiếng Việt để thống nhất về mặt ngôn ngữ thể hiện trong hồ sơ;
+ Doanh nghiệp xuất khẩu sữa vào thị trường Việt Nam cần phải xuất trình được 1 trong 3 giấy tờ tài liệu sau: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu. Lưu ý: Trên nội dung của 1 trong 3 tài liệu nêu trên cần thể hiện rõ các nội dung về tên nhà máy, địa chỉ sản xuất, tên sản phẩm và khẳng định rằng sản phẩm xuất khẩu sang Việt Nam phải được lưu hành- bán tự do tại nước sở tại. Giấy tờ liên quan nêu trên cần được hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam tại nước Sở tại thì mới có giá trị pháp lý khi nộp hồ sơ công bố sữa nhập khẩu tại Việt Nam;
Thủ tục công bố sữa sản xuất trong nước
Tận dụng quỹ đất cũng như truyền thống của một đất nước có nền nông nghiệp lúa nước từ bao đời. Việc phát triển bền vững ngành chăn nuôi, trồng trọt đã giúp cho Việt Nam vươn lên dẫn đầu 1 số lĩnh vực xuất siêu trên thị trường quốc tế. Qua đó cũng cho thấy rằng, các sản phẩm sữa của Việt Nam sản xuất cũng đã tìm được vị thế đứng trên bản đồ kinh tế toàn cầu- Đó là tín hiệu tốt cho thấy Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm số 1 này để phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Công bố sữa để lưu hành được tại Việt Nam và xuất khẩu thì doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hồ sơ và thủ tục cụ thể như sau:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có ngành nghề kinh doanh phù hợp với liên quan đến các sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm. Bổ sung và đăng ký thêm ngành nghề về kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;
+ Hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về sinh thực phẩm về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa theo đúng nhu cầu thực tế. Doanh nghiệp phải đảm bảo được nhà máy, dây truyền sản xuất, nhân sự và chứng minh được rõ nguồn gốc của nguyên liệu sử dụng để chế biến và sản xuất sữa theo đúng yêu cầu;
+ Thiết kế tem nhãn sản phẩm phù hợp với các nội dung quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn mác sản phẩm;
+ Doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục: Đăng ký mã vạch sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để thuận tiện trong quá trình bán hàng và kinh doanh sản phẩm ra thị trường với nhiều hình thức bán hàng: bán trực tiếp-theo phương thức truyền thống tại các cửa hàng sữa, hiệu thuốc, siêu thị… hoặc bán online trên các sàn thương mại điện tử, các ứng dụng bán hàng trên mạng xã hội;
+ Thử nghiệm sản phẩm sữa theo đúng các chỉ tiêu mà Việt Nam quy định về sản phẩm sữa cần phải làm thử nghiệm để đáp ứng các điều kiện về chất lượng đảm bảo an toàn và hiệu quả cho các đối tượng sử dụng;
Xuất khẩu sản phẩm sữa doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ:
Sau khi hoàn thiện hồ sơ công bố sữa tại Việt Nam đối với sản phẩm sữa được sản xuất trong nước- Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu sữa ra thị trường quốc tế thì cần lưu ý những giấy tờ tài liệu liên quan như sau:
+ Xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do- CFS cho sản phẩm sữa để xuất khẩu. Đây được coi là giấy tờ có giá trị pháp lý cao nhất đối với kỳ sản phẩm nào muốn xuất khẩu ra thị trường quốc tế và sản phẩm sữa cũng không ngoại lệ. Việc xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do được Bộ Y tế cấp phép có giá trị trong vòng 3 năm và doanh nghiệp có thể xuất khẩu vào bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào có nhu cầu nhập khẩu sữa của mình mà không bị hạn chế và làm lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do.
+ Hoàn thiện hồ sơ xin cấp code FDA cho sản phẩm sữa- Code FDA được cấp bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ. Là tiêu chuẩn cao nhất để hàng thực phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ;
+ Chứng nhận Organic- Là chứng nhận cho thấy sản phầm hoàn toàn hữu cơ và không sửa dụng hóa chất trong suốt quá trình trồng trọt, chăn nuôi tới khi ra thành phẩm. Hiện nay, rất ít doanh nghiệp sản xuất sữa, công bố sữa tại Việt Nam có được chứng nhậ này. Tuy nhiên, chứn nhận Organic là chứng nhận có vai trò quan trọng và quyết định vị thế của sản phẩm trong môi trường cạnh tranh chung với các dòng sữa cùng loại khác. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi công bố sữa, sản xuất sữa cần chú trọng phát triển chứng nhận này để khẳng định uy tín và năng lực của doanh nghiệp, tổ chức mình trên thị trường trong nước và quốc tế;
Giấy phép quảng cáo sữa- Thủ tục pháp lý quan trọng mà doanh nghiệp cần chú ý
Để bán hàng rộng rãi tới người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng truyền thống kết hợp hiện đại- ứng dụng công nghệ 4.0 vào bán hàng thương mại điện tử thì việc hoàn thiện giấy tờ và hồ sơ pháp lý là vô cùng quan trọng và là điều kiện tiên quyết hàng đầu để xây dựng thương hiệu của mình.
Hiện nay, rất nhiều nhãn sữa bao gồm các sản phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng y học hay các sản phẩm bổ sung cho trẻ em đều CHƯA có giấy phép quảng cáo nhưng các doanh nghiệp tiến hành bán hàng rầm rộ trên các kênh thương mại điện tử, quảng cáo trên các mạng xã hội và trên các nền tảng điện tử. Vậy các sản phẩm sữa thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng y học khi quảng cáo cần hoàn thiện hồ sơ gì và thủ tục như sau:
+ Hoàn thiện hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm: công bố sữa nhập khẩu hoặc công bố sữa sản xuất trong nước tại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để được cấp số đăng ký công bố cho sản phẩm đó;
+ Sau khi có số đăng ký lưu hành được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp cần xin giấy phép quảng cáo sản phẩm; Quảng cáo sản phẩm được thông qua 3 hình thức: Báo chí, truyền hình và truyền thanh. Để thực hiện hình thức nào thì doanh nghiệp cần chuẩn bị market, nội dung dự kiến quảng cáo chi tiết và nộp hồ sơ để được cấp giấy phép quảng cáo.
Lưu ý: Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi CẤM QUẢNG CÁO theo quy định của Luật Quảng cáo năm 2012 và các Nghị định hướng dẫn liên quan. Các sản phẩm là sản phẩm dinh dưỡng nhưng dùng cho trẻ có độ tuổi lớn hơn thì vẫn xin giấy phép quảng cáo bình thường theo quy định của Luật và văn bản hướng dẫn liên quan.
Dịch vụ trọn gói công bố sữa – Lựa chọn Luật Đông Á để hưởng gói tư vấn thủ tục trọn gói NHANH NHẤT
+ Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất và kinh doanh sữa, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm y học nhanh nhất chỉ từ 7-15 ngày;
+ Công bố đăng ký công bố sữa nhập khẩu, công bố sữa trong nước chỉ từ 7-10 ngày làm việc;
+ Chứng nhận Organic, code FDA chỉ từ 1 ngày;
+ Đăng ký mã vạch sản phẩm chỉ từ 2-4 tiếng;
+ Đăng ký nhãn hiệu: Miễn phí tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Soạn và nộp hồ sơ chỉ từ 1-2 ngày;
+ Giấy phép quảng cáo sữa chỉ 5-7 ngày;
Luật Đông Á với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn giàu tâm huyết với nghề và hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm sữa công thức sẽ mang tới cho Quý khách sự tư vấn chính xác nhất và gói thủ tục nhanh nhất đáp ứng các yêu cầu khách hàng đưa ra. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp liên tục 24/7 để đảm bảo chất lượng công việc, khách hàng liên hệ ngay tới Luật Đông Á để được hỗ trợ và tư vấn về thủ tục công bố sữa nhập khẩu, công bố và xin giấy phép quảng cáo sữa ngay hôm nay.
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015 Tel: (024).62 533 788
Email: luatsudonga15@gmail.com