Chứng nhận hợp quy- công bố hợp quy
Những quy định mới nhất về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
[Luật Đông Á] Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy cho sản phẩm bất kỳ là những sản phẩm thuộc danh mục cần phải làm chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường và xuất khẩu. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy cho sản phẩm doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ kỹ thuật như thế nào cho chuẩn chỉnh và đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Luật Đông Á xin gửi tới Quý bạn đọc, quý doanh nghiệp những khái niệm cơ bản và những quy định cụ thể của pháp luật về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho sản phẩm.Khái niệm chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và sự phát triển của nên kinh tế quốc tế- Việt Nam muốn hội nhập với quốc tế thì cần đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật chung của toàn cầu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển bền vững và hội nhập thì cần xây dựng uy tín và thương hiệu sản phẩm của mình đạt chuẩn các quy định trong nước, đáp ứng các yêu cầu của quốc tế. Theo đó, các quy chuẩn kỹ thuật của từng sản phẩm, từng nhóm lĩnh vực được ban hành ra để doanh nghiệp, thương nhân dễ dàng áp dụng. Chính vì vậy mà việc chứng nhận hợp quy cho sản phẩm là điều kiện bắt buộc và tiên quyết đầu tiên để doanh nghiệp hoàn thiện quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm của mình đáp ứng các quy định chung của pháp luật.
Chứng nhận hợp quy – tên tiếng Anh có nghĩa là: “Certificate of Conformity”, được viết tắt là: CoC. Là doanh nghiệp, tổ chức với phạm vi kinh doanh và sản xuất sản phẩm thuộc danh mục phải chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật- Sản phẩm hay dịch vụ đó sẽ được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền xác nhận các nội dung hoạt động kinh doanh (bao gồm kinh doanh và sản xuất) phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật mà nhà nước ban hành.
Công bố hợp quy: Bản công bố phù hợp sản phẩm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, tổ chức về các sản phẩm lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức đó đáp ứng các điều kiện kinh doanh của mình.
Tầm quan trọng, vai trò của giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền chức năng chứng nhận hợp quy cấp cho doanh nghiệp, tổ chức khi đáp ứng các điều kiện về sản xuất, nhân sự, trang thiết bị máy móc và sản lượng sản xuất… cho lĩnh vực mà doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đối tác khách hàng ở nước ngoài nếu họ yêu cầu khi mua sản phẩm. Như vậy, với giá trị của Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp bước đầu hoàn thiện các thủ tục pháp lý để hoàn chỉnh hồ sơ năng lực cho sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường hoặc xuất khẩu.
Công bố hợp quy: Giấy chứng nhận công bố hợp quy chỉ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền- Thường là các cơ quan cấp Sở (ví dụ như: Sở công thương, Sở Khoa học Công nghệ, Sở thông tin truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở xây dựng, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn…). Bản công bố hợp quy sản phẩm này được coi là bước hoàn thiện để doanh nghiệp bán sản phẩm tự do tại thị trường trong nước.
Danh mục các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy
Các sản phẩm như: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm dinh dưỡng, sữa… thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Sở Y tế và phải đăng ký công bố trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường sẽ không xếp vào nhóm các sản phẩm phải chứng nhận hợp quy.
Chứng nhận hợp quy chỉ áp dụng cho các sản phẩm không thuộc danh mục các sản phẩm nêu trên như: Vật liệu xây dựng (bao gồm: các loại gạch, các loại xi măng, các loại sơn, các loại gạch/ đá…,các loại bột bả dùng trong xây dựng), trần thạch cao, thiết bị vệ sinh,…; Thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vậy, các loại giống cây trồng…; Các sản phẩm dệt may: Khẩu trang vải, khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải nano bạc, quần áo, trang phục cho người lớn, đồ sơ sinh cho trẻ nhỏ, các loại khăn, các loại tã…;
Các sản phẩm bảo vệ cá nhân như: các loại mũ như mũ bảo hiểm, mũ lưỡi chai, đồ chơi trẻ em, thiết bị điện, điện tử…;
Các sản phẩm phương tiện, thiết bị phụ tùng đi kèm: Xe máy, xe đạp, xe đạp điện, camera,…;
Ngoài ra có các sản phẩm: Máy tính/ laptop, máy ảnh, điện thoại, đèn chiếu sáng, đèn trang trí, máy in, máy scan, các thiết bị văn phòng hoặc thiết bị gia đình khác…
Việc xác định một sản phẩm bất kỳ do doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có thuộc danh mục các sản phẩm phải hợp quy hay không thì cần xem xét các văn bản pháp luật cụ thể để sắp xếp phù hợp vào nhóm sản phẩm và đối tượng chứng nhận hợp quy cho chính xác tránh lãnh phí và thời gian của doanh nghiệp.
Thủ tục cấp chứng nhận hợp quy sản phẩm
Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm sản xuất trong nước và các thủ tục pháp lý liên quan
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước, việc xin cấp chứng nhận hợp quy được thực hiện đơn giản và nhanh chóng khác hoàn toàn với hồ sơ chứng nhận hợp quy các sản phẩm nhập khẩu. Luật Đông Á tư vấn tới quý doanh nghiệp và khách hàng danh mục tài liệu cần chuẩn bị chứng nhận hợp quy sản phẩm cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp cần cung cấp danh mục hàng hóa yêu cầu cấp chứng nhận hợp quy;
+ Thông tin chi tiết về quá trình sản xuất của doanh nghiệp- Luật Đông Á soạn thảo và tư vấn chi teiets cho doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp cần xin cấp chứng nhận hợp quy;
+ Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đã nộp tại Cục sở hữu trí tuệ, Giấy chứng nhận ISO 9001 (2 tài liệu ở mục này đều không bắt buộc). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đã có thì sẽ là 1 lợi thế hoặc Luật Đông Á sẽ tư vấn thực hiện trước khi tiến hành chứng nhận hợp quy sản phẩm;
+ Hình ảnh tem nhãn của sản phẩm;
Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy chỉ từ: 3-5 ngày làm việc.
Công bố hợp quy để lưu hành sản phẩm ra thị trường
Sản phẩm thuộc quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải làm công bố hợp quy thì doanh nghiệp cần phải tiến hành làm bước 1- Chứng nhận hợp quy; Bước 2- Công bố hợp quy. Ở bước 2 làm công bố hợp quy nộp tại cấp Sở ban ngành nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn giản và nhanh hơn rất nhiều- Đảm bảo điều kiện pháp lý đầy đủ để doanh nghiệp bán hàng ra thị trường.
Ngoài ra, liên quan đến sản phẩm sản xuất trong nước, doanh nghiệp cần chú ý tới việc làm đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trước khi lưu hành sản phẩm- Để tránh những rủi ro về pháp lý cũng như việc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm nhập khẩu
Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nhập khẩu thì doanh nghiệp làm thương mại cần chuẩn bị những tài liệu và giấy tờ gì để hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh nhất:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân nước ngoài;
+ Hóa đơn mua bán hàng hóa;
+ Danh mục sản phẩm (Packing list);
+ Tờ khai hải quan;
+ Hình ảnh tem nhãn sản phẩm- Luật Đông Á luôn hỗ trợ khách hàng tốt nhất với những danh mục tài liệu mà khách hàng chưa cung cấp đủ.
Thời gian thực hiện chứng nhận hợp quy chỉ từ: 3-5 ngày làm việc.
Với những lô hàng nhập khẩu về Việt Nam để tránh việc lưu kho và phát sinh chi phí kho bãi thì doanh nghiệp cần liên hệ tới Luật Đông Á để tư vấn và hoàn thiện thủ tục chứng nhận hợp quy cho từng lô hàng để đảm bảo quá trình kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp- Hạn chế tối đa những rủi ra pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm xuất khẩu
Thời gian vừa qua, Luật Đông Á nhận được rất nhiều cuộc goi, thư tư vấn về việc xuất khẩu các sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật mà nhà nước ban hành các quy định và việc xin giấy phép xuất khẩu tại cơ quản quản lý trực tiếp sẽ phải tiến hành những bước như thế nào? Luật Đông Á xin được giải đáp và hưỡng dẫn cụ thể chi tiết các thủ tục liên quan như sau:
Doanh nghiệp sau khi xây dựng nhà xưởng, máy móc, đảm bảo nhân sự kỹ thuật sản xuất các sản phẩm như: Hàng dệt may- đặc biệt các sản phẩm khẩu trang vải, khẩu trang vải không dệt thường được gọi là khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang N95, quần áo, trang phục; vật liệu xây dựng, nội thất… muốn xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển thì ngoài việc xin cấp chứng nhận hợp quy- Công bố hợp quy doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do-CFS tại cơ quan quản lý cao nhất để xuất khẩu hàng hóa 1 cách hợp pháp và đầy đủ giấy tờ nhất có thể.
Ngoài ra, khi xuất vào các thị trường EU và 1 số nước phát triển doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện về chứng nhận CE và các chứng chỉ tuân thủ kỹ thuật liên quan để bán hàng rộng rãi và cũng là chứng minh năng lực cho đối tác biết được vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các dịch vụ pháp lý tiêu biểu tại Luật Đông Á, quý doanh nghiệp có thể quan tâm
+ Đăng ký mã vạch sản phẩm chỉ từ 2-4 tiếng;
+ Đăng ký nhãn hiệu chỉ từ 1-2 ngày soạn và nộp hồ sơ thành công;
+ Xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm nhanh nhất;
+ Code FDA cho sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Mỹ và tư vấn trọn gói các thủ tục liên quan khi doanh nghiệp có đơn hàng xuất vào Mỹ;
+ Chứng chỉ tuân thủ kỹ thuật CE, chứng nhận CE và EU TYPE được tư vấn trọn gói tại Luật Đông Á;
+ Xuất nhập khẩu: Thủ tục đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế, công bố mỹ phẩm, công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm thường…;
Quý khách có bất kỳ vướng mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ tới Luật Đông Á để được các chuyên viên, luật sư tư vấn cho khách hàng ngay hôm nay- Luật Đông Á hỗ trợ và tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp và khách hàng tất cả các vấn đề vướng mắc về thủ tục pháp lý. Hãy liên hệ tới chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ 24/7.
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015 Tel: (024).62 533 788
Email: luatsudonga15@gmail.com