Dầu ăn là nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong việc chế biến thực phẩm và trong ngành công nghiệp thực phẩm nói chung-Vì vậy trước khi lưu hành sản phẩm dầu ăn nhập khẩu hoặc sản xuất dầu ăn khi đưa ra thị trường cần tiến hành thủ tục kiểm nghiệm dầu ăn theo đúng quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và quốc tế để đảm bảo chất lượng an toàn với người tiêu dùng.
Quy trình kiểm nghiệm dầu ăn tại Viện kiểm nghiệm hoặc ác trung tâm kiểm nghiệm được Bộ y tế cấp giấy phép mà cá nhân, doanh nghiệp cần biết:
-Chuẩn bị mẫu dầu ăn để tiến hành kiểm nghiệm: Mẫu dầu ăn để thực hiện việc kiểm nghiệm cần phải là mẫu thực tế trong sản xuất để đánh giá đúng chất lượng sản phẩm dầu ăn từ kết quả kiểm nghiệm dầu ăn doanh nghiệp/cơ sở sản xuất, kinh doanh cần có những điều chỉnh phù hợp nếu kết quả vượt quá chỉ tiêu quy định;
-Thông tin trên mẫu kiểm nghiệm dầu ăn cần chính xác với tem nhãn, hồ sơ tự công bố dầu ăn sau này. Tổ chức/ cá nhân cần lưu ý không nên hoặc hạn chế nhất việc kiểm nghiệm dầu ăn ghi tên cá nhân người gửi mẫu, cá nhân người đại diện pháp luật… vì thông tin trên phiếu kiểm nghiệm dầu ăn sẽ không được sử dụng vào hồ sơ tự công bố dầu ăn sau này;
-Sau khi gửi mẫu, điền thông tin, lựa chọn chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn doanh nghiệp chờ theo quy định ngày làm việc và nhận kết quả tại nơi gửi mẫu;
Chỉ tiêu kiểm nghiệm dầu ăn được quy định các nhóm chỉ tiêu sau:
1-Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật gồm có các chỉ tiêu như sau: Tổng vi sinh vật hiếu khí, Ecoli, Tổng số bào tử nấm men nấm mốc, Coliforms, Salmonella, Saureus, Aflatoxin;
2-Nhóm chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, Thủy ngân, Arsen, Thiếc, Đồng, Cadimi, Kẽm, Antimon;
3-Nhóm các chỉ tiêu cảm quan: Màu sắc, Mùi vị, Độ trong của dầu ăn, Các chỉ tiêu liên quan đặc thù của sản phẩm;
4-Nhóm các chỉ tiêu hóa lý: Độ ẩm, xà phòng, Iod, Aflatoxin, Acid, Hydroxyl, Hàm lượng dầu, Peroxyt;
5-Nhóm các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong dầu ăn: Aldicarb, Chlordane, Cyhalothrin, Cypermethrin, Dicofol, Dimethipin, Dimethoate, Fenvalerate, Flucythrinate, Hlyphosate, Heptachlor, Methoprene, Paraquat, Permethrin, Phorate, Pirimiphos – methyl, Procymidone, Profenofos.
6-Nhóm các chỉ tiêu năng lượng: Theo quy định hiện hành dầu ăn nằm trong danh mục các sản phẩm cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu năng lượng trước khi lưu hành trên thị trường cụ thể gồm các chỉ tiêu như sau: Năng lượng (Tính từ protein, béo và carbohydrate) (*) / Calories (Calculated from protein, fat and carbohydrate) (*), Đạm (*) / Protein (*), Carbohydrat (*) / Carbohydrate, Béo tổng (*) / Total fat (*), Đường tổng (tính theo glucose) (*) / Total sugar (as glucose) (*), 6 Natri (Na)(*) / Sodium (Na)(*).
Thời hạn hiệu lực của bản kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm dầu ăn có thời hạn hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng. Sau thời gian nói trên doanh nghiệp nên định kỳ kiểm nghiệm lại để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi lưu hành sản phẩm dầu ăn ra thị trường.
Ý nghĩa quan trọng của việc kiểm nghiệm dầu ăn
-Bản test, bản kiểm nghiệm dầu ăn là căn cứ pháp lý để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ tự công bố sản phẩm dầu ăn theo quy định tại Nghị định 15 của chính phủ; Là căn cứ pháp lý để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành và an toàn với người tiêu dùng;
-Căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm với đối tác, khách hàng và người tiêu dùng. Đảm bảo lợi thế cạnh tranh cho danh nghiệp, đảm bảo chất lượng dầu ăn khi lưu hành ra thị trường;
Tư vấn Luật Đông Á với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực tư vấn và tự công bố dầu ăn trên toàn quốc tư vấn trọn gói thủ tục kiểm nghiệm dầu ăn nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất và thời gian nhah chóng. Hãy liên hệ tới chúng tôi nếu Quý khách có nhu cầu kiểm nghiệm dầu ăn.
TƯ VẤN LUẬT-ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015-0911380330
Website: //luatdonga.com/; http://luatdonga.vn/