Những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, phụ gia thực phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ quan tâm và chú trọng đến những vấn đề mà chứng nhận ISO 22000 về hệ thống an toàn thực phẩm do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 ban hành.
Là đơn vị tư vấn pháp lý cho rất nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chúng tôi hiểu được rằng những doanh nghiệp hiện đang kinh doanh, sản xuất các sản phẩm trong ngành thực phẩm việc xây dựng và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp, tổ chức mình là một điều cần thiết và cấp bách. Bởi không phải vì vai trò quan trọng của tiêu chuẩn ISO 22000 manh tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm mà có được chứng nhận này sẽ giúp cho doanh nghiệp chứng minh được chất lượng sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Một sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm để đưa ra thị trường phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về công bố, kiểm nghiệm tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trong hồ sơ sản phẩm của doanh nghiệp nếu như có chứng nhận quốc tế về tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ giúp cho người ta hiểu được rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đã đạt chuẩn theo các quy định của quốc tế. Thông thường khi công bố chất lượng sản phẩm doanh nghiệp, tổ chức đã có chứng nhận ISO 22000 thì hiệu lực của bản công bố được kéo dài tới 5 năm kể từ ngày có cấp giấy xác nhận công bố- Đối với những doanh nghiệp, tổ chức cũng hoạt động kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, phụ gia thực phẩm mà chưa có ISO 22000 thì thời hạn chỉ là 3 năm.
Như vậy, bản chất của tiêu chuẩn ISO 22000 là gì- là được xây dựng đảm bảo sự đồng bộ mang tính toàn cầu về lĩnh vực an toàn thực phẩm cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực này. Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nên còn nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ các yếu tố, các bước mất an toàn trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Không chỉ thế ISO 22000 có thể phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhiên liệu cho tới khi sản phẩm thành phẩm tới tay người tiêu dùng. Nói đến ISO 22000 không thể không nhắc tới các quy định thực hành sản xuất tốt GMP và quy phạm vệ sinh SSOP.
Như vậy, ISO 22000 thể hiện nhưng nguyên tắc, điều kiện nghiêm ngặt về quản lý chất lượng, quy trình chế biến, trang thiết bị… trong chế biến, kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nhằm cho ra một sản phẩm tốt nhất, an toàn nhất cho người tiêu dùng. Không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà đối với người tiêu dùng ISO 22000 như một thước đo chuẩn mực để đánh giá, xếp hạng một sản phẩm thực phẩm.