Xây dựng bảng chỉ tiêu kiểm nghiệm mì ăn liền cho phù hợp với quy định của nhà nước
Đối với bất kỳ doanh nghiệp/ tổ chức nào kinh doanh, phân phối các sản phẩm mì ăn liên sản xuất trong nước hay mì ăn liền nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đều cần hoàn thiện hồ sơ tự công bố mì ăn liền trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm mì ăn liền được xây dựng tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với mì ăn liền thuộc nhóm thực phẩm thường nên các chỉ tiêu kiểm nghiệm mì ăn liền cũng tuân thủ theo 4 nhóm kiểm nghiệm thực phẩm từ trước tới nay.
Các chỉ tiêu về cảm quan: Sản phẩm thực phẩm được ăn trực tiếp bằng đường miệng vì vậy các chỉ tiêu về cảm quan vô cùng quan trọng- Nhóm này khi làm kiểm nghiệm mì ăn liền doanh nghiệp cần chú ý làm 4 chỉ tiêu cụ thể như sau:
1-Trạng thái, cấu trúc của sản phẩm mì ăn liền;
2-Màu sắc của mì ăn liền thể hiện dạng thành phẩm- Chỉ tiêu này vô cùng quan trọng để xem sản phẩm có đạt các chỉ tiêu chất lượng liên quan hay không;
3-Mùi vị của các sản phẩm mì ăn liền xem có phát hiện ra các mùi ẩm mốc, mùi lạ xuất hiện trong thực phẩm hay không.
Như vậy, có thể nói rằng các chỉ tiêu kiểm nghiệm mì ăn liền không đơn giản là các chỉ tiêu hóa – lý, vi sinh hay kim loại nặng. Mà về các chỉ tiêu cảm quan ban đầu cũng rất quan trọng. Đánh giá sơ bộ chất lượng của sản phẩm có đạt tiêu chuẩn về các chỉ tiêu kiểm nghiệm tiếp theo hay không.
Các chỉ tiêu về kim loại nặng: Mì ăn liền là các thực phẩm được ăn uống trực tiếp hoặc thông qua chế biến. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu về kim loại nặng nhằm đảm bảo rằng sản phẩm không bị vượt quá mức độ và hàm lượng cho phép;
1-Hàm lượng chì có trong mì ăn liền;
2-Hàm lượng cadimi trong mì ăn liền;
Nhóm 7 chỉ tiêu vi sinh vật cần kiểm nghiệm đối với mì ăn liền gồm có:
1-Tổng số vi sinh vật hiếu khí;
2-Tổng số nấm men, nấm mốc;
3-Ecoli;
4-B.cereus;
5-Coliforms;
6-Cl.perfringens;
7-S.aureus;
Nhóm sản phẩm về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu có trong sản phẩm mì ăn liền mang lại cho người sử dụng. Đối với sản phẩm mì ăn liền thì các chỉ tiêu ở nhóm này quan trọng- vì nó được xem như thay thế các bữa ăn chính của nhiều người trong những thời điểm khác nhau. Nếu các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu không đạt liệu rằng có mang lại hiệu quả cho người tiêu dùng hay không. Trong nhóm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm có 9 chỉ tiêu như sau: Protein, Lipid, Độ ẩm, Carbohydrate, Năng lượng, Acid, Tro tổng không tan, Natri, Peroxide;
Đặc biệt, thời gian qua dư luận xôn xao về sản phẩm mì ăn liền sản xuất tại Việt Nam bị đình chỉ lưu hành do chứa chất Ethylene Oxide- có khả năng gây ung thư. Như vậy ngoài các nhóm chỉ tiêu nêu trên để đảm bảo chất lượng mì ăn liền tốt nhất trước khi lưu hành ra thị trường thì doanh nghiệp cần phải kiểm nghiệm chỉ tiêu về chất Ethylene Oxide có chứa trong sản phẩm hay không.
Dịch vụ tư vấn lựa chọn các chỉ tiêu kiểm nghiệm mì ăn liền tại Luật Đông Á luôn Chính xác- Đầy Đủ- Nhanh Chóng và Tiết kiệm Thời Gian- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Luật Đông Á cung cấp thủ tục tự công bố mì ăn liền chỉ từ 2 ngày
Hồ sơ công bố mì ăn liền sản xuất trong nước
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với việc lưu hành sản phẩm mì ăn liên ra thị trường thì doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục công bố chất lượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chú ý các nội dung thủ tục tự công bố mì ăn liền nhanh nhất như sau:
1-Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mì ăn liền hoặc chứng nhận ISO 22000:2018 có thể hiện đầy đủ nội dung áp dụng về việc sản xuất, kinh doanh mì ăn liền;
2-Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm mì ăn liền- Sản phẩm mì ăn liền hoàn thiện bản công bố được khi phiếu kiểm nghiệm mì ăn liền phải đáp ứng các điều kiện: Chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng, đầy đủ và kết quả kiểm nghiệm đạt trong mức cho phép; Thời hạn bản kiểm nghiệm mì ăn liền chỉ có thời hạn trong vòng 12 tháng- Nếu quá thời hạn này doanh nghiệp/ tổ chức phải tiến hành kiểm nghiệm lại sản phẩm;
Thực tế cho thấy, đối với các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, mì ăn liền thường niên các doanh nghiệp sẽ định kỳ kiểm nghiệm 6 tháng/1 lần hoặc tối đa là 12 tháng/1 lần để đánh giá được đúng chất lượng sản phẩm khi lưu hành ra thị trường;
3-Tem nhãn của sản phẩm;
Sau khi hoàn thiện các nội dung nêu trên, doanh nghiệp tiến hành hoàn thiện bản công bố theo mẫu hoặc sử dụng dịch vụ trọn gói làm nhanh về công bố mì ăn liền chỉ 2 ngày tại Luật Đông Á.
Thủ tục công bố mì ăn liền nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam
Đối với sản phẩm mì ăn liền được nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì doanh nghiệp cần phải làm các thủ tục pháp lý liên quan trước khi thông quan như sau:
1-Chuyển mẫu mì ăn liền đi kiểm nghiệm theo đúng nội dung như thể hiện mà Luật Đông Á đã nêu ở trên;
2-Dịch tem nhãn sản phẩm ra tiếng Việt; Đồng thời tiến hành in ấn nhãn phụ để in lên sản phẩm;
3-Hoàn thiện bản công bố chất lượng theo mẫu và đăng ký công bố mỳ ăn liền trước khi cho thông quan;
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp và các đơn vị vận hành kinh doanh liên quan tới mì ăn liền- Luật Đông Á hỗ trợ trọn gói và tư vấn thủ tục công bố mì ăn liền miễn phí 24/7. Với đội ngũ luật sư cộng sự và các chuyên viên tư vấn, luật gia giàu kinh nghiệm chúng tôi sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. Đơn giản hóa thủ tục pháp lý, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG Á
Hotline- Zalo-Viber: 0976438015 – 0979126618
Email: luatsudonga15@gmail.com