Thủ tục công bố sữa nhập khẩu mới nhất năm 2023
[Luật Đông Á] Thủ tục công bố sữa nhập khẩu được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm quan tâm vì thị trường tiêu thụ tại Việt Nam có nhiều tiềm năng. Nhằm đáp ứng nhu cầu thủ tục công bốsữa nhập khẩu cho hầu hết các doanh nghiệp trên cả nước, Tư vấn Luật Đông Á hỗ trợ và tư vấn trọn gói thủ tục công bố sữa nhập khẩu.Căn cứ pháp lý liên quan thủ tục công bố sữa nhập khẩu
-Luật an toàn thực phẩm 2010;
-Nghị định 15 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật an toàn thực phẩm;
-Nghị định 100 năm 2014 quy định chi tiết về các sản phẩm dinh dưỡng;
Khái niệm sản phẩm dinh dưỡng hay khái niệm các sản phẩm sữa nhập khẩu lưu hành trên thị trường hiện nay được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định hiện hành về sản phẩm dinh dưỡng gồm có 3 loại chính như sau:
1-Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
2-Thực phẩm dinh dưỡng y học/ Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt tên tiếng Anh là: Food for Special Medical Purposes, Medical Food
3-Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt có tên tiếng Anh là: Food for Special Dietary Uses;
Pháp luật Việt Nam có quy định chi tiết cụ thể về các khái niệm nêu trên như sau:
1-Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ: Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi được sản xuất theo phương thức công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển hay tình trạng sinh lý đặc biệt của trẻ nhỏ.
Phân loại sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi bao gồm: Có 3 loại sản phẩm dinh dưỡng thay thế sữa mẹ:
Sản phẩm dinh dưỡng công thức có dạng lỏng hoặc dạng bột: Đây là sản phẩm được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp có thể sử dụng thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (infant formula);
Sản phẩm dinh dưỡng công thức có dạng lỏng hoặc dạng bột: Sản phẩm được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp hoặc có nguồn gốc động vật, thực vật để sử dụng trong giai đoạn ăn bổ sung dùng cho trẻ từ 06 đến 24 tháng tuổi (follow-up formula);
Sản phẩm dinh dưỡng công thức khác có dạng lỏng hoặc dạng bột: Sản phẩm được chế biến từ sữa bò hoặc sữa động vật khác với các thành phần thích hợp hoặc có nguồn gốc động vật, thực vật được trình bày hoặc giới thiệu là phù hợp dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, nhưng không bao gồm thức ăn bổ sung trong cơ cấu dinh dưỡng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.
Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung hay còn được gọi là “thức ăn bổ sung”: Đây là nhóm sản phẩm gồm có thức ăn dạng sệt hoặc đặc có đủ 04 nhóm thành phần: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất được chế biến sẵn để ăn bổ sung thêm cùng với sữa mẹ hoặc sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi;
2-Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt: Thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế;
3-Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt: Là sản phẩm dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có;
Hồ sơ đăng ký công bố sữa nhập khẩu nhà máy và doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị các tài liệu như sau:
1-Giấy chứng nhận lưu hành tự do-viết tắt là CFS- Certificate of Free Salehoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
2-Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương;
3-Tài liệu khoa học chứng minh-nếu có hoặc Tư vấn Luật Đông Á hỗ trợ toàn bộ;
4-Mẫu sản phẩm, tem nhãn sản phẩm;
5-Bản SPEC hay còn gọi là bản tiêu chuẩn của sản phẩm;
Kiểm nghiệm sữa nhập khẩu, lựa chọn các chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa theo quy định
Thương nhân muốn hoàn thiện thủ tục công bố sữa nhập khẩu cần tiến hành kiểm nghiệm sữa, kiểm định sữa theo quy định hiện hành về sữa trước khi nhập khẩu sữa lưu hành tại thị trường và lãnh thổ của Việt Nam. Hiện nay, chính phủ quy định rất rõ về việc kiểm nghiệm, kiểm định sữa. Vậy các chỉ tiêu kiểm nghiệm sữa nhập khẩu gồm có các chỉ tiêu nào-Tư vấn Luật Đông Á chi tiết ngay sau đây:
Nhóm 1: Các chỉ tiêu an toàn: Kim loại nặng: Chì, Cadmi, Arsen, Thủy ngân…; Vi sinh vật: Enterobacteriaceae, L. monocytogenes, Staphylococci dương tính với coagulase, Salmonella, E. coli…; Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật;
Nhóm 2: Các dinh dưỡng vi lượng: Vitamin, acid amin;
Nhóm 3: Các dinh dưỡng đa lượng: Năng lượng, độ acid, đường tổng, đường khử…;
Dịch vụ tư vấn thủ tục công bố sữa nhập khẩu tại Tư vấn Luật Đông Á gồm theo quy trình trọn gói và nhanh chóng như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu tư vấn của khách hàng;
Bước 2: Tư vấn về hồ sơ, xem xét kỹ lưỡng hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp;
Bước 3: Chi tiết về các nội dung còn thiếu liên quan tới hồ sơ và hướng dẫn chi tiết theo thủ tục quy định hiện hành;
Quy trình hỗ trợ đọc, xem tài liệu hoàn toàn MIỄN PHÍ tới tất cả các thương nhân trên toàn quốc đối với hồ sơ công bố sữa nhập khẩu.
TƯ VẤN LUẬT- ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015 -0911380330
Email: luatsudonga15@gmail.com; tuvanluatdonga.68@gmail.com