Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp – Luật Đông á với kinh nghiệm đã tư vấn và cung cấp dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp cho nhiều công ty trên cả nước, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước để hoàn thành tất cả các thủ tục để thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp cho quý khách hàng đảm bảo kết quả nhanh nhất.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay, có rất nhiều công ty hoạt động không hiệu quả, lâm vào tình trạng khó khăn; hoặc cũng có nhiều công ty không tìm kiếm được thị trường tốt; hoặc nhiều công ty muốn hợp tác, hợp lực cùng nhau để kinh doanh, chiếm ưu thế cũng như khách hàng, lĩnh vực của nhau để hoạt động và phát triển… Dựa theo rất nhiều những lý do và mục đích trên, xu hướng sáp nhập doanh nghiệp hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn, cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn.
Vậy thủ tục sáp nhập doanh nghiệp có những điều kiện gì? Yêu cầu những giấy tờ như thế nào? Thực hiện ra sao? Luật Đông Á sẽ hỗ trợ Quý khách hàng để Quý khách hiểu rõ hơn về thủ tục này như sau:
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Sáp nhập doanh nghiệp là việc Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
– Hợp đồng sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
– Điều lệ sửa đổi của Công ty nhận sáp nhập sau khi sáp nhập doanh nghiệp
– Danh sách cổ đông công ty/danh sách thành viên công ty (nếu có) sau khi sáp nhập của công ty nhận sáp nhập
– Giấy giới thiệu để thực hiện thủ tục
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty bị sáp nhập
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty nhận sáp nhập
– Các giấy tờ khác tùy theo thông tin thay đổi chi tiết của Quý khách hàng
Để thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp nêu trên, Quý khách hàng cần cung cấp và chuẩn bị cho Luật Đông Á những giấy tờ và thông tin như sau:
Trong thời gian từ 7 – 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của Quý khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Luật Đông Á sẽ hoàn thành thủ tục cho Quý khách hàng
Luật Đông Á hỗ trợ tư vấn Quý khách hàng mọi thủ tục liên quan đến điều kiện, trình tự thủ tục cũng như hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện xong thủ tục sáp nhập doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới của công ty nhận sáp nhập, Luật Đông Á sẽ hỗ trợ tư vấn cho Quý khách hàng các thủ tục về thuế cần thực hiện, cũng như tư vấn hỗ trợ các thủ tục, hoạt động quản lý, kinh doanh của Quý khách hàng sau khi sáp nhập (nếu Quý khách có yêu cầu).
Xem thêm: Quy trình sáp nhập doanh nghiệp