Quy trình sáp nhập doanh nghiệp – Sáp nhập doanh nghiệp đang trở thành trào lưu kinh tế trên thế giới và tại Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chúng đó. Vậy sáp nhập doanh nghiệp là gì? Quy trình thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như thế nào? Quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến văn phòng luật sư Đông á, chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty khác nhau để ra đời một pháp nhân mới. Quá trình sáp nhập diễn ra khi hai hay nhiều doanh nghiệp (thường có cùng quy mô) hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ
– Mở rộng quy mô của doanh nghiệp
– Tập trung được các đối tượng khách khác nhau
– Tận dụng được thị trường, nguồn nhân lực, các sản phẩm thế mạnh
– Giảm chi phí hoạt động
– Nâng cao được giá trị của doanh nghiệp
Quy trình sáp nhập doanh nghiệp
– Các doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp bị sáp nhập phải cùng nhau bàn bạc, thống nhất và quyết định nội dung của Hợp đồng sáp nhập cũng như dự thảo Điều lệ của công ty nhận sáp nhập.
– Sau khi thống nhất về Hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập, thì các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty sáp nhập và công ty bị sáp nhập phải tổ chức họp và ra Quyết định thông qua Hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập đó và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.
– Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập thông báo việc đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị sáp nhập để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thông tin chi tiết về quy trình sáp nhập doanh nghiệp, khách hàng liên hệ Luật Đông á để được chúng tôi tư vấn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian nhanh nhất