Căn cứ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và Công ước Berne mà Việt Nam là thành viên chúng ta cùng tìm hiểu rõ nhất về đăng ký bản quyền phần mềm, quyền tác giả, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả hiện nay tại Cục bản quyền tác giả-Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Khái niệm về Quyền tác giả: Là Quyền của tổ chức/ cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;
Tác phẩm: Là sản phẩm được sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hoặc hình thức nào nhưng phải được định hình dưới dạng tác phẩm thì sẽ đảm bảo điều kiện để đăng ký bản quyền tác giả.
Việc thiết kế, sáng tạo ra một chương trình máy tính, một phần mềm ứng dụng vào cuộc sống, khoa học, nghiên cứu nhưng phải được định hình dưới dạng tác phẩm thì sẽ đủ điều kiện để đăng ký bản quyền tác giả-Thể hiện quyền sở hữu về tải sản và quyền nhân thân của tác giả/ chủ sở hữu đối với tác phẩm đó;
Quyền tác giả gồm có Quyền nhân thân và Quyền tài sản-Căn cứ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì:
Quyền nhân thân gồm có 4 quyền:
+Đặt tên cho tác phẩm do mình sáng tạo ra: Tác giả/ nhóm tác giả/ đồng tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên Tác phẩm do mình sáng tạo, thiết kế ra cho tổ chức/ cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản;
+Tác giả/ đồng tác giả được quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Tác giả/ đồng tác giả được quyền đăng công bố tác phẩm hoặc ủy quyền cho phép người khác công bố tác phẩm do mình sáng tạo, thiết kế;
+ Tác giả/ đồng tác giả có quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc, sửa chữ, cắt xen dưới bất kỳ hình thức nào… nếu gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
Quyền tài sản trong Quyền tác giả được thể hiện bởi 6 quyền như sau:
+Tiến hành làm tác phẩm phái sinh;
+Biểu diễn tác phẩm trước công chứng trực tiếp hoặc gián tiếp;
+Sao chép trực tiếp, sao chép gián tiếp 1 phần hoặc toàn bộ tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện/ hình thức nào;
+Phân phối, nhập khẩu tác phẩm theo hình thức chuyển giao;
+ Được phép phát sóng, hoặc truyền tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện truyền thông, phương tiện điện tử nào khác;
+Cho thuê, kinh doanh bản gốc, bản sao các tác phẩm;
Như vậy, có thể hiểu được rằng trong Quyền tác giả gồm có Quyền nhân thân và Quyền tài sản. Quyền nhân thân sẽ được gắn liền với tác giả hoặc đồng tác giả còn Quyền tải sản có thể gắn liên với tác giả/ đồng tác giả ra tác phẩm nhưng cũng có thể do chủ sở hữu là tổ chức/ cá nhân bất kỳ khi được nhận quyền tài sản của tác phẩm theo hình thức chuyển giao, quyết định giao việc, tuyên bố quyền sở hữu của chính tác giả cho bên thứ 2 về quyền sở hữu tác phẩm của mình;
12 loại hình được đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ gồm có:
1-Tác phẩm văn học, giáo trình, sách giáo khoa, tác phẩm khoc học… và các tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết, ký tự khác;
2-Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu;
3-Tác phẩm kiến trúc;
4-Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm tạo hình: Logo/ Nhãn hiệu..;
5-Tác phẩm điện ảnh: Video, ghi âm…;
6-Tác phẩm âm nhạc: Bản ghi lời nhạc;
7-Tác phẩm báo chí;
8-Tác phẩm sân khấu;
9-Tác phẩm là bài giảng, bài phát biểu…;
10-Tác phẩm nhiếp ảnh;
11-Tác phẩm là bản đồ, sơ đồ, bản đồ…;
12-Tác phẩm báo chí.
Như vậy, căn cứ theo danh mục 12 nhóm đối tượng thuộc đăng ký bản quyền tác giả chúng ta có thể thấy có 3 loại đối tượng sẽ KHÔNG được đăng ký bản quyền tác giả gồm:
1-Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính…;
2-Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động…;
3-Các bản tin tức thời sự thuần túy là đưa tin;
Tài liệu cần chuẩn bị đăng ký quyền tác giả phần mềm máy tính:
1-Thẻ căn cước công dân/CMTND hoặc Hộ Chiếu của tác giả hoặc các tác giả;
2-Tác phẩm được thể hiện dưới 2 hình thức theo quy định;
3-Giấy cam đoan của tác giả, đồng tác giả;
4-Hợp đồng chuyển nhượng/ Quyết định giao việc/ Tuyên bố quyền sở hữu… nếu trường hợp có bên thứ 2 là chủ sở hữu của phần mềm máy tính;
5-Các tài liệu liên quan khác tới hồ sơ: Cam kết về logo, cam kết về dữ liệu/ code của phần mềm máy tính…;
Thời gian đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:
Quý khách hàng lựa chọn 2 gói dịch vụ tại Tư vấn Luật Đông Á với dịch vụ làm nhanh-Thời gian dự kiến chỉ từ 5-7 ngày làm việc; Gói làm thường với thời gian dự kiến là: 15-20 ngày làm việc;
Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại đâu
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả nói chung và hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm nói riêng được nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký-Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa thể thao và du lịch có 3 địa chỉ nhận hồ sơ trên toàn quốc như sau:
Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình
Điện thoại: 024.38 234 304; Fax: 024.38 432 630; Email: cbqtg@bvhttdl.gov.vn
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,
Điện thoại: 028. 39 308 086; Fax: 028. 39 308 087;
Tại Thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Điện thoại: 023.63 606 967;
Lưu ý: Tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng chỉ Cục chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, toàn bộ hồ sơ đều được chuyển về Cục sở bản quyền có trụ sở tại Hà Nội để xem xét và xử lý.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng trong nước và quốc tế Tư vấn Luật Đông Á cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm và thủ tục cấp giấy phép sản xuất phần mềm cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay tới Tư vấn Luật Đông Á để được hỗ trợ và tư vấn ngay hôm nay.
TƯ VẤN LUẬT- ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015 -0911380330
Email: luatsudonga15@gmail.com; tuvanluatdonga.68@gmail.com