Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan
[Luật Đông Á] Khi đời sống vật chất được cải thiện thì việc nâng cao sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống luôn luôn được người tiêu dùng quan tâm-Chính vì vậy, các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan luôn được doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên nhập khẩu để lưu hành tại thị trường trong nước-đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng cũng như mang tới khách hàng những sản phẩm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Vậy thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan cần tuân thủ đúng và đủ theo quy định của Nghị định 15 của chính phủ. Tư vấn Luật Đông Á hướng dẫn trọn gói và miễn phí thủ tục công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan cụ thể chi tiết kính mời Quý độc giả, quý doanh nghiệp cùng tham khảo các nội dung chi tiết bên dưới.1-Khái niệm và phân loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng
Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Nghị định 15 của chính phủ có quy định rất rõ về khái niệm, công dụng, nhóm sản phẩm được phân nhóm vào sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chi tiết cụ thể như sau:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dịch sang tiếng Anh là: “Dietary Supplement” hoặc “Health Supplement”: Là các sản phẩm dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
+Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
+Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
Sản phẩm thuộc nhóm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở 7 dạng chế biến như sau: Dạng viên nang, Viên hoàn, viên nén, damngj cốm, dạng bột, dạng lỏng và các dạng bào chế khác và được phẩm liều để sử dụng tùy cho từng đối tượng cụ thể;
2-Tài liệu cần có để hoàn thiện hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan
1-CFS viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Certificate of Free Sale” là Giấy chứng nhận lưu hành tự do do Bộ Y tế tại Thái Lan cấp phép hoặc các chứng nhận tương đương có giá trị pháp lý;
2-Chứng nhận GMP của nhà máy, trong đó có thể hiện rõ ràng, chính xác thông tin về tên nhà máy, địa chỉ nhà máy, dạng bào chế sản phẩm cấp cho nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng tại Thái Lan trong đó có dạng bào chế của sản phẩm dự kiến nhập khẩu về Việt Nam;
3-Mẫu sản phẩm, tem nhãn chính của sản phẩm;
4-Bản tiêu chuẩn sản phẩm hay còn được gọi là bản SPEC của sản phẩm. Trường hợp doanh nghiệp cần hỗ trợ Tư vấn Luật Đông Á cung cấp mẫu SPEC của sản phẩm thực phẩm chức năng và soạn thảo bản SPEC sản phẩm nếu khách hàng có nhu cầu;
5-Tài liệu khoa học chứng minh về công dụng, nguyên liệu của sản phẩm;
3-Dịch vụ đăng ký công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan tại Tư vấn Luật Đông Á
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn chi tiết tới Quý khách hàng về hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan về lưu hành tại Việt Nam;
Bước 2: Tạo tài khoản đăng ký công bố cho khách hàng tại Cục an toàn thực phẩm-Bộ Y tế;
Bước 3: Thực hiện ký Hợp đồng, soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ. Theo dõi toàn bộ quá trình tiếp nhận, nộp phí, thẩm định, nhận kết quả hoặc sửa đổi bổ sung hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Thái Lan và thông báo tới Quý khách hàng kịp thời, nhanh chóng;
Như vậy, để đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng từ Thái Lan doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ ngay và trực tiếp tới Tư vấn Luật Đông Á để được hỗ trợ và nhận báo giá miễn phí cho dịch vụ trọn gói và nhanh nhất.
TƯ VẤN LUẬT- ĐÔNG Á
Hotline: 0976438015 -0911380330
Email: luatsudonga15@gmail.com; tuvanluatdonga.68@gmail.com