Chứng nhận GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe
[Luật Đông Á] Nhằm đáp ứng tốt nhất việc quản lý cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (hay còn gọi là thực phẩm chức năng) tới tay người tiêu dùng là sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất từ quá trình sản xuất, ra sản phẩm thành phẩm lưu hành trên thị trường hoặc xuất khẩu. Từ ngày 1/7/2019, theo quy định của pháp luật Việt Nam các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đạt chuẩn GMP.Để tháo gỡ khó khăn trong thủ tục pháp lý của doanh nghiệp, Luật Đông Á cung cấp trọn gói dịch vụ xin cấp chứng nhận GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng tại Việt Nam.
Trước tiên, theo các văn bản quy định hiện hành, daonh nghiệp/ tổ chức nên hiểu đúng và hiểu đủ về thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm- Đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên tiếng Anh là: Health Supplement, Dietary Supplement- Những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
+ Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
+ Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
+ Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một hợp phần thiết yếu trong quản lý quá trình sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả nhằm đáp ứng và duy trì cho việc vảo vệ sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm 3 giai đoạn:
+ Sản xuất, chế biến thành sản phẩm cuối cùng;
+ Đóng gói, bao gói, dán nhãn của sản phẩm cuối cùng là các đơn vị thích hợp cho quản lý, chào hàng và bày bán;
+ Thực hiện bất kỳ 1 trong tất cả các quá trình đã nếu ở 2 bước trên;
Mục đích của việc áp dụng việc thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tới tay người tiêu dùng có chất lượng tốt, phù hợp với công năng- mục đích của sản phẩm.
Áp dụng các nguyên tắc, quy định cụ thể đối với GMP thực phẩm bảo vệ sức khỏe và việc áp dụng GMP đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước được quy định cụ thể chi tiết như sau:
+ Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải tuân thủ các quy định về chất lượng, an toàn không tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người khi sử dụng sản phẩm;
Ngoài ra, cơ sở cần phải đảm bảo được quy trình quản lý, xây dựng… thông qua hệ thống quản lý chuyên nghiệp bằng văn bản, quy định chặt chẽ tại nhà máy sản xuất;
+ Nhân sự: Phải đáp ứng về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế đối với người đứng đầu cơ sở. Nhân viên kỹ thuật quản lý máy móc phải được đào tạo bài bản có nhận thức và có kỹ năng vận hành được việc sản xuất diễn ra một cách hiệu quả;
+ Sơ đồ mặt bằng, nhà xưởng phải được thiết kế, xây dựng theo quy tắc 1 chiều đảm bảo tốt nhất cho việc sản xuất sản phẩm;
+ Chất lượng vệ sinh: Cần phải đảm bảo ở mức cao nhất trong tất cả các quy trình sản xuất sản phẩm;
+ Mỗi sản phẩm cần phải được phê duyệt quy trình sản xuất rõ rang và thông qua bằng văn bản cụ thể.
Luật Đông Á là đơn vị hàng đầu tư vấn trọn gói các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ trong 90 ngày làm việc. Với chi phí trọn gói, không phát sinh chi phí trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn làm khách hàng hài lòng về những dịch vụ mà khách hàng cung cấp.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hồ sơ xin cấp GMP cần có:
Đơn đề nghị cấp– Luật Đông Á soạn thảo;
Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất;
Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở;
Hồ sơ nhân sự và hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp- Luật Đông Á hướng dẫn;
Giấy chứng nhận GMP về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe được Cục an toàn thực phẩm- Bộ Y tế cấp phép. Nội dung trên giấy chứng nhận GMP được thể hiện song ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Anh, Thông tin chi tiết của sản phẩm, nhà máy sản xuất, dây truyền sản xuất- được hiểu rằng các dạng sản phẩm mà doanh nghiệp được phép sản xuất.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận GMP có thời hạn trong vòng 3 năm, sau thời hạn 3 năm kể từ ngày ký giấy chứng nhận doanh nghiệp sẽ phải tiến hành làm hồ sơ xin cấp lại giấy mới.
Như vậy, để doanh nghiệp Việt Nam từng bước hội nhập và đưa những sản phẩm chất lượng tới tay người tiêu dùng cũng như xuất khẩu ra các nước, chứng nhận GMP sẽ đảm bảo về chất lượng từ quy trình sản xuất đến đưa sản phẩm ra thị trường. Luật Đông Á luôn đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất.
CÔNG TY LUẬT ĐÔNG Á
Văn phòng: 14/36 Ngõ 21 Lê Văn Lương, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Tp Hà Nội
Điện thoại: 0976 438 015 Email: luatsudonga15@gmail.com