Chứng nhận hợp quy hàng dệt may
[Luật Đông Á] Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc tế, tận dụng được nguồn nhân công tại chỗ và nhà xưởng. Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc thành công vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới về cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu- Theo đánh giá của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc cánh cửa hội nhập rộng mở đối với ngành dệt may sẽ tạo ra những cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh cơ hội vươn ra biển lớn sẽ có những thách thức về các thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp cần hoàn thiện. Vượt qua thử thách là chúng ta cần hoàn thiện hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp mình, cho sản phẩm của mình một cách tốt nhất và đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế.Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may và công bố hợp quy sản phẩm dệt may
Căn cứ theo quy định hiện hành thì nhóm các sản phẩm dệt may được phân loại thành 3 nhóm chính gồm có:
Nhóm 1: Sản phẩm dệt may dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi;
Nhóm 2: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da;
Nhóm 3: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da.
Tất cả các sản phẩm dệt may nói trên khi lưu hành sản phẩm ra thị trường cần phải được chứng nhận hợp quy, công bố hơp quy đáp ứng các điều kiện của pháp luật thì sẽ được lưu hành ra thị trường.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm là việc đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy cho một sản phẩm dệt may có đáp ứng đủ các điều kiện và mức độ phù hợp so với quy chuẩn mà pháp luật quy định hay không. Thông qua việc đánh giá nhà xưởng, kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sản phẩm thành phẩm được thử nghiệm và hồ sơ nhãn hiệu liên quan cuối cùng tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm.
Từ năm 2019 tới nay, khi áp dụng quy định của Thông tư 21/2017/TT-BCT có quy định cụ thể về mức độ giới hạn formaldehyt và amin thơm có trong các sản phẩm dệt may. Như vậy, khi xây dựng nhà xưởng và cho ra mắt sản phẩm dệt may thì ngoài việc đầu tư nhà xưởng doanh nghiệp cần chú ý tới việc mua nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng sản phẩm thành phẩm không được vượt qua mức quy định cho phép.
Sau khi có chứng nhận hợp quy xong, doanh nghiệp cần hoàn thiện thủ tục công bố chứng nhận hợp quy tại Sở Công thương nơi mà doanh nghiệp có trụ sở chính. Việc thực hiện thủ tục công bố tại Sở Công thương là bước hoàn thiện pháp lý để lưu hành sản phẩm ra thị trường.
Đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm dệt may
Một sản phẩm dệt may như quần áo, váy, mũ đội đầu, trang phục, âu phục… khi đưa ra thị trường ngoài việc cần được công bố và gắn dấu hợp quy thì sản phẩm dệt may như quần áo, âu phục, trang phục, váy và các phụ kiện đi kèm… cần phải được doanh nghiệp sản xuất hoặc đơn vị phân phối ra thị trường tiến hành đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm.
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch được thực hiện nhanh chóng và đơn giản cụ thể như sau:
+ Scan bản công chứng đăng ký kinh doanh;
+ Bản tờ khai có liệt kê danh mục sản phẩm- Luật Đông Á soạn thảo và tư vấn trọn gói;
+ Nộp hồ sơ tại phần mềm của Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch chỉ từ 4 tiếng duy nhất tại Luật Đông Á: 0976438015
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, đăng ký bản quyền
Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ, cùng với xu hướng thế giới phẳng ngày càng mở rộng việc bảo hộ các tài sản sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Việc đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp và tổ chức đảm bảo được quyền sở hữu nhãn hiệu của mình trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt. Đăng ký bản quyền tác giả những mẫu mã thời trang, thiết kế mới giúp cho doanh nghiệp sở hữu và bảo vệ được tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Tránh được việc bị xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ liên quan.
Luật Đông Á với kinh nghiệm hơn 12 năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Chúng tôi luôn nỗ lực để tạo ra những dịch vụ pháp lý tốt nhất cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ tới Luật Đông Á để dược hỗ trợ và tư vấn miễn phí ngay hôm nay:
Luật gia: Van Anh Tran
Hotline: 0976438015 – 0979126618 hoặc Email: luatsudonga15@gmail.com