Việc phải đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội quả là một thách thức không hề nhỏ đối với chính quyền Thành phố, với dân số gần 8 triệu dân có hộ khẩu thường trú và gần 2 triệu học sinh sinh viên và lao động ngoại tình đang cư trú trên địa bàn.
Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực hàng năm đảng bộ, chính quyền thành phố đã ban hành đồng bộ hệ thống văn bản, hướng dẫn từ Thành phố đến cơ sở tại các xã, phường để đảm bảo sự thống nhất trong hành động và triển khai thực hiện. Bên cạnh công tác tuyên truyền, tăng cường quản lý xử phạt, Thành phố đã tiến hành đăng ký và thành lập hệ thống các cửa hàng rau sạch, khu sản xuất rau quả an toàn trên địa bàn.
Trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm Thành phố hàng năm đều tiến hành trang bị máy kiểm tra nhanh an toàn thực phẩm cho 30 quận, huyện và tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra mỗi năm Thành phố đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, Kế hoạch về an toàn thực phẩm gắn công tác này với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.Theo đó trong 9 tháng đầu năm 2016, Thành phố đã tổ chức 1.440 đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, tiến hành thanh kiểm tra 77.388 lượt cơ sở, phát hiện 12.371 cơ sở vi phạm.Trong đó có 5.566 cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm nhắc nhở 1.466 cơ sở, phạt tiền 4.100 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 22,6 tỷ đồng; tiêu hủy 10 tấn sản phẩm.
Cũng qua công tác kiểm tra, các đồng chí lãnh đạo Thành phố kịp thời tháo gỡ những khó khăn đối với từng địa phương nhằm tạo động lực và chuyển biến trong công tác ngăn ngừa thực phẩm bẩn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô.
Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm của Luật Đông Á