Chúng tôi là hộ gia đình sản xuất các sản phẩm bánh xốp, kẹo lạc và kẹo vừng tại Hà Nội. Chúng tôi muốn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. muốn Luật Đông Á tư vấn chi tiết về các bước thực hiện, hồ sơ cũng như điều kiện chúng tôi cần chuẩn bị để xin giấy phép này nhanh nhất có thể. Cảm ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho Luật Đông Á. Chúng tôi xin được giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:
Trước hết các ngành nghề kinh doanh có điều kiện muốn được đi vào hoạt động hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh theo luật định. Trong trường hợp của bạn, đây là Hộ gia đình sản xuất sản phẩm bánh xốp, kẹo lạc và kẹo vừng tại Hà Nội muốn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở theo yêu cầu của cơ quan nhà nước phải đáp ứng những yêu cầu sau:
– Địa điểm, môi trường và diện tích khu vực sản xuất thích hợp không ô nhiễm, không đọng nước, ngập nước, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây độc hại khác
– Thiết kế, bố trí nhà xưởng: phù hợp với công năng sản xuất thiết kế của cơ sở, bố trí quy trình sản xuất theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng, các khu vực tách biệt, cống rãnh thoát nước , kho, hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nhà vệ sinh bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất, có biển “rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn tại khu vực nhà vệ sinh, có phòng thay đồ trước và sau khi làm việc
– Nơi tập kết và xử lý chất thải: nằm ngoài khu vực sản xuất và phù hợp theo yêu cầu
– Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, dễ lau chùi, khử trùng
– Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
– Sàn nhà phẳng, nhẵn, chịu trọng tải, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh
– Các cửa làm bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng, thuận tiện vệ sinh
– Cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng vật liệu bền, không trơn, dễ làm vệ sinh và được bố trí vị trí thích hợp
– Hệ thống thông gió: bố trí phù hợp, đảm bảo thông thoáng cho các khu vực của cơ sở, đảm bảo gió không thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch
– Hệ thống chiếu sáng: các bóng đèn phải được che chắn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và đảm bảo các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm
– Hệ thống cung cấp nước: có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ kinh doanh, sản xuất, nước vệ sinh dụng cụ,…nguồn nước phải được kiểm nghiệm bởi Trung tâm kiểm nghiệm đã được cấp phép ít nhất 6 tháng/1 lần
– Nguyên liệu thực phẩm và bao bì: phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bao bì chắc chắn, an toàn
Đối với trang thiết bị, dụng cụ: thiết kế an toàn, làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm, ít bị mài mòn, không han gỉ, dễ làm sạch. Có đủ thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng, giầy, dép trước khi vào khu vực sản xuất thực phẩm. Sử dụng trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại làm bằng vật liệu an toàn, KHÔNG sử dụng thuốc hóa học, động vật để diệt chuột, côn trùng.
Đối với chủ hộ kinh doanh và người trực tiếp sản xuất sản phẩm:
Cần tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phải được học tập huấn kiến thức vệ sinh An toàn thực phẩm (01 năm/ 1 lần), phải có Giấy xác nhận tập huấn kiến thức ATTP còn hiệu lực, phải được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần; người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng: đội mũ, đi gang tay chuyên dùng, đeo khẩu trang, móng tay ngắn, sạch sẽ, không đeo nhẫn, đồng hồ, không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất.
Yêu cầu đối với bảo quản:
Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm được bảo quản trong khu vực riêng, diện tích đủ rộng, thiết kế phù hợp, có đủ giá, kệ bảo quản, nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 20 cm, cách tường 30cm và trần 50 cm
Có thiết bị giám sát nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm khác trong suốt quá trình sản xuất.
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở và các khu vực xung quanh cơ sở
– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
• Tài liệu Quý khách hàng cần cung cấp: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe của chủ hộ kinh doanh cũng như những người trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm do cơ sở y tế cấp Quận/Huyện trở lên thực hiện, bản sao Chứng minh nhân dân của những người yêu cầu xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
• Về phía Luật Đông Á:
– Luật Đông Á sẽ cử người xuống khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng cơ sở khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
– Hỗ trợ Quý khách hàng trong thủ tục thi cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
– Tư vấn, xây dựng bộ hồ sơ và đại diện nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý;
– Nhận Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và gửi cho khách hàng.
• Về thời gian thực hiện:
– Thủ tục xin cấp Giấy xác nhận kiến thức ATTP: Sau khi nộp hồ sơ yêu cầu xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi kiến thức an toàn thực phẩm, sau 3 – 5 ngày làm việc, những người thi đạt sẽ được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm (giấy xác nhận có thời hạn 03 năm).
– Tiếp theo, nộp hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, đoàn thẩm định sẽ xuống thẩm định kiểm tra thực tế tại cơ sở. Nếu kết quả thẩm định đạt, Quý khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong vòng 15 ngày làm việc.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hiệu lực là 03 năm, trước 06 tháng tính đến ngày hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Luật Đông Á sẽ hỗ trợ quý khách hàng hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong thời gian nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất có thể! Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Đông Á để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
Xem thêm: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh cá thể