+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
+ Điều lệ Công ty;
+ Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông (đối với Công ty Cổ phần);
+ Chứng minh thư/ Hộ chiếu của các thành viên/ cổ đông sáng lập/ chủ sở hữu doanh nghiệp;
+ Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Ngành nghề yêu cầu chứng chỉ- Doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp bản sao các chứng chỉ lên Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động chính.
Doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ bằng hoặc cao hơn mức vốn mà Luật chuyên ngành quy định. Mặc dù doanh nghiệp không phải chứng minh số vốn pháp định ngay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của mình.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Thời gian để nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 3 ngày làm việc.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động chính.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Sau khi được Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố cấp thì phải tiến hành đăng công báo trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Con dấu của doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 44- Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng, nội dung (nội dung trên con dấu của doanh nghiệp vẫn phải có những thông tin cơ bản theo quy định của Luật) và hình thức con dấu của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, điều luật này đã gây ra những hiểu nhầm rằng – Doanh nghiệp mới thành lập từ sau ngày 1/7/2015 thì KHÔNG cần có con dấu.
Con dấu của doanh nghiệp chỉ có giá trị và hiệu lực pháp lý khi nộp thông báo mẫu dấu và được đăng tải trên cổng thông tin dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh.
Luật Đông Á luôn đồng hành để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp sau khi thành lập. Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí từ các luật sư – các chuyên viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ tới chúng tôi.