Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích thương mại được quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, trên cơ sở đó Luật Đông Á tư vấn cho quý khách hàng một số thông tin như sau:
1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài
2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này
3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo
4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế
5. Hàng mẫu không thanh toán
6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn
7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân
8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại
Bước 1: Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
Bước 2: Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định.
Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
Bước 3: Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bước 4: Thông quan hàng hoá phi mậu dịch
Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan do công chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện.
Bước 5: Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuất cảnh không nhằm mục đích thương mại
– Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
– Vận đơn : 01 bản sao
– Văn bản uỷ quyền theo đúng quy định
– Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo
– Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú
– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam
– Giấy phép nhập khẩu hàng hoá
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp theo quy định
– Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá
– Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có
– Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải
– Hợp đồng ký với đại lý hải quan
– Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.
– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
– Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
– Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu