Bạn đang định thành lập Địa điểm kinh doanh trực thuộc Chi nhánh mình, Luật Đông Á xin đưa ra những tư vấn giúp các bạn có được một lựa chọn tốt nhất: Các trình tự thành lập một Địa điểm kinh doanh trực thuộc Chi nhánh:
1. Lựa chọn tên địa điểm kinh doanh:
– Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên chi nhánh kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh”.
2. Địa chỉ trụ sở chính địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính của chi nhánh. Chi nhánh chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Địa chỉ trụ sở chính của địa điểm kinh doanh phải được xác định rõ ràng số nhà, số ngõ ngách hẻm (nếu có), tên đường phố, tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh và năm trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Người đứng đầu địa điểm kinh doanh:
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh có thể là thành viên góp vốn của công ty TNHH, cổ đông sáng lập của công ty Cổ phần, người đúng đầu chi nhánh hoặc do doanh nghiệp thuê thể hiện bằng hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
Thành lập địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh
4. Ngành nghề kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh bị giới hạn bằng hệ thống ngành nghề của doanh nghiệp.
5. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh:
– Thông báo lập địa điểm kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
+ Mã số doanh nghiệp;
+ Tên và địa chỉ trụ sở của chi nhánh.
+ Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh.
+ Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh.
+ Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
+ Họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh.
6. Thời gian thụ lý hồ sơ:
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, người đứng đầu chi nhánh có trách nhiệm gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
– Thời gian xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là 3 ngày làm việc.
7. Đăng bố cáo thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh:
Sau khi được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận việc thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh thể hiện bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp thực hiện việc đăng bố cáo lên cổng thông tin quốc gia theo đúng quy định của pháp luật trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!