Trước thực trạng thực phẩm bẩn, các cơ sở kinh doanh không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoạt động ngày càng phức tạp gây bức xúc cho dư luận, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước địa phương UBND cấp Huyện trên cả nước đã tích cực huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng xem ra hiệu quả vẫn còn khiêm tốn.
Tại Huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam, đại diện Phòng Nông nghiệp huyện này cho biết hiện nay việc sản xuất rau sạch theo mô hình VIETGAP đang rất phát triển tại địa phương tuy nhiên nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm rau an toàn này lại không cao so với các sản phẩm rau thông thường tại địa phương và gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Cũng tại Huyện này hiện nay đã xây dựng khu giết mổ tập trung theo mô hình vệ sinh an toàn thực phẩm tuy nhiên các lò mổ tư nhân không đảm bảo vệ sinh vẫn lén lút hoạt động trong các khu dân cư nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn vừa gây khó khăn trong công tác quản lý vừa gây mất an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm gây hoang mang trong dư luận nhân dân.
Những khó khăn trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm đối với UBND cấp huyện
Một số giải pháp đẩy mạnh an toàn vệ sinh thực phẩm
Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thành lập Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm của địa phương và phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền những quy định của nhà nước liên quan đến an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.
Thành lập các đội thanh tra An toàn thực phẩm tại cấp xã đặc biệt là khu vực đô thị tăng cường kiểm tra và xử phạt các cơ sở kinh doanh không đảm bảo, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Đề nghị UBND cấp tỉnh, trung ương quan tâm tạo điều kiện ban hành các chính sách, cơ chế thông thoáng để hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn
Có thể thấy rằng chỉ có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp trên mới tạo được các chuyển biến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm