Công bố sữa nhập khẩu
[Luật Đông Á] Cùng với sự phát triển của xã hội và kinh tế, các thủ tục pháp lý cũng đã được thay đổi để thích nghi. Một trong những điều chú ý trong năm 2018 là Nghị định 15 của chính phủ được ban hành và có hiệu lực đã mở ra những cánh cửa mới cho doanh nghiệp không chỉ doanh nghiệp trong nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút sự đầu tư, hợp tác của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt nam. Một trong các nhóm ngành về thực phẩm chúng ta cần nói đến thủ tục công bố sữa nhập khẩu năm qua đã được chính phủ Việt Nam có những ưu đãi về thủ tục như thế nào- tạo ra bước tiến mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhập khẩu sữa, công bố sữa nhập khẩu cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.Vậy nhập khẩu sữa về Việt Nam hiện nay cần doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu và thông tin gì để thông quan để lưu thông hàng hóa trên thị trường Việt Nam một cách hợp pháp.
Thứ nhất: Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về ngành nghề kinh doanh của mình- Thông thường đối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực phẩm và nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam cần có mã ngành nghề theo đúng quy định của pháp luật. Nhằm tránh được những khó khăn khi làm việc với đối tác hoặc với cơ quan hải quan;
Thứ hai: Cần có mẫu sản phẩm để tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Y tế. Mẫu sản phẩm ở đây được hiểu là: Sản phẩm do nhà sản xuất ở nước sở tại cung cấp, theo đúng công thức, thành phần tem nhãn để tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu trước khi đưa ra bản công bố chính thức;
Thứ ba: Nhà sản xuất cần cung cấp những tài liệu liên quan đến- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
Thứ tư: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Chuẩn bị được đầy đủ 4 tài liệu nói trên là doanh nghiệp đã tiến hành xong cơ bản các hồ sơ liên quan. Tiến hành khai báo và đăng ký tài khoản trên hệ thống và up các tài liệu liên quan theo quy định bước cuối cùng là tiến hành ký số hồ sơ để công bố sản phẩm sữa của mình trên hệ thống là hàng về đến cảng hải quan là có thể thông quan một cách dễ dàng.
Ngoài ra, để sản phẩm sữa nhập khẩu tiếp cận thị trường Việt Nam nhanh chóng và mở rộng doanh nghiệp sau khi hoàn thiện thủ tục công bố sữa nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật thì nên tiến hành các thủ tục xin giấy phép quảng cáo để đưa sản phẩm gần gũi tới người tiêu dùng hơn. Nhằm tạo lợi thế kinh doanh và phát triển cho doanh nghiệp hơn.
Với những căn cứ và dẫn chứng nêu trên, Luật Đông Á hy vọng sẽ cung cấp những tài liệu bổ ích để khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và nắm được rõ các quy định của pháp luật hiện hành về nhập khẩu sữa. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trọn gói dịch vụ công bố sữa nhập khẩu ngay hôm nay.
Công ty Luật Đông Á
Hotline- Zalo: 0976438015 Mail: luatsudonga15@gmail.com
VP Hà Nội: Tầng 2, Tòa nhà Trung Yên 1, KĐT Trung Yên, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy;
VP Hải Phòng:144 Đường Ngô Gia Tự, Phường Cát Bi, Quận Hải An;
VP Hải Dương: 58 Lý Nam Đế, Phường Lê Thanh Nghị, Tp. Hải Dương;
VP Hồ Chí Minh: 5/40 Trương Đăng Quế, Phường 1, Quận Gò Vấp;